Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây!
Thân nhiệt của trẻ sơ sinh cao hơn người lớn khoảng 0,5 độ C. Tức là nếu thân nhiệt người bình thường là 37 độ thì trẻ sẽ dao động khoảng 37-37,5. Đây là mức nhiệt bình thường chứ không phải sốt như nhiều mẹ nghĩ. Trẻ sơ sinh được coi là sốt khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn 37,5. Tình trạng này có thể chia thành các mức như sau.
Để biết chắc chắn trẻ có bị sốt hay không, mẹ cần đo nhiệt độ cơ thể. Các vị trí đo như hậu môn, miệng thường cho kết quả chính xác và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên ở vị trí này mẹ cần vệ sinh thật sạch nhiệt kế. Đồng thời thành thạo cách đo để trẻ không thấy khó chịu.
Nếu ở miệng, tuyệt đối không dùng nhiệt kế thủy ngân vì nếu vỡ sẽ vô cùng nguy hiểm. Các vị trí nách, bẹn thường thấp hơn hậu môn khoảng 0,5 độ C. Vì vậy nếu đo bằng nhiệt kế thủy ngân mẹ nên đảm bảo thời gian tối thiểu khoảng 5-7 phút.
Mặc dù sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng trong đại số số trường hợp nó là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe liên quan. Vì vậy, việc tìm cách hạ sốt nhanh vẫn luôn là điều cần thiết. Mặt khác, khi sốt trẻ thường cảm thấy khó chịu. Nếu hạ sốt đúng mẹ sẽ giúp bé nhanh chóng phục hồi.
Bên cạnh đó, khi bị sốt trẻ dễ phải đối mặt với các triệu chứng nguy hiểm như: run tay chân, co giật, mất ý thức,… Nếu không hạ sốt đúng cách có thể gặp phải biến chứng liên quan.
Với những trường hợp sốt nhẹ phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp giảm sốt tự nhiên mà chưa cần dùng đến thuốc. Dưới đây là 13 cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất tại nhà.
Một trong những cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ sơ sinh đó là chườm ấm. Nước ấm bốc bơi sẽ làm giãn nở mạch máu để cơ thể bé hạ nhiệt tốt hơn. Thông thường nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30-45 phút sau khi thực hiện biện pháp này. Dưới đây là cách chườm hạ sốt cho trẻ sơ sinh:
Sốt khiến cho thân nhiệt của trẻ tăng cao rất dễ mất nước. Do đó, bố mẹ cần phải bù nước cho con bằng cách bổ sung nước lọc, nước dừa, nước ép hoa quả hoặc các loại thức ăn dạng lỏng.
Với các bé đang bú sữa, mẹ nên cho bé bú nhiều lần hơn. Tăng lượng sữa mỗi bữa để bù nước đang bị hao hụt.
Nhiều mẹ sợ trẻ bị lạnh khi sốt nên đã ủ kín quá mức. Điều này vô tình khiến cho thân nhiệt tăng cao. Bởi lớp vải dày đã ngăn quá trình thân nhiệt giảm xuống. Vì vậy một trong những cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất là mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát hoặc chỉ cho bé mặc áo và tã để tránh hầm bí.
Khi trẻ bị sốt mẹ nên cho bé nằm ở phòng mát. Có thể dùng quạt để tạo cảm giác dễ chịu cho con.
Ngoài ra khoảng thời gian này trẻ cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Khi sốt đa phần các bé sẽ thấy mệt mỏi, đau nhức. Vì vậy con cần nghỉ ngơi đến khi cơn sốt giảm nhẹ, thân nhiệt ổn định.
Xem thêm: Nhiệt Độ Và Độ Ẩm Phòng Thích Hợp Cho Trẻ Sơ Sinh Luôn Khỏe
Sử dụng miếng dán hạ sốt cũng là biện pháp hỗ trợ để giảm thân nhiệt cho con. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng khi trẻ sốt dưới 38 độ C. Trong miếng dán hạ sốt có thành phần thảo dược tự nhiên, tác dụng làm mát, hạ sốt nhờ cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể khuếch tán ra ngoài.
Hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng lá diếp cá cũng là cách làm được nhiều mẹ bỉm truyền tai. Theo Đông y, rau diếp cá có tính bình, vị chua, tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm. Không chỉ thế loại lá này còn được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên” dùng nhiều trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Vì thế không những giúp bé hạ sốt mà còn phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Chanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Do đó, hạ sốt bằng chanh được đánh giá cao. Đặc biệt phù hợp với bé sốt trên 38 độ C. Không chỉ thế loại quả này còn nhiều vitamin C, giúp tăng đề kháng, chống cảm lạnh hiệu quả. Dưới đây là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng chanh.
Dầu tràm chiết xuất 100% từ tự nhiên không chứa hóa chất nên rất an toàn với trẻ sơ sinh. Không chỉ thế, trong dầu tràm còn có thành phần 1.8 Cineol giúp phòng cảm lạnh, chữa ho, hạ sốt vô cùng hiệu quả.
Lô hội có chứa gel mát, giúp hạ nhiệt nhanh. Vì thế thường được ứng dụng hạ sốt cho trẻ sơ sinh.
Hạ sốt bằng lá tía tô có lẽ là một trong những cách được các mẹ bỉm áp dụng rất nhiều. Lá tía tô có chứa rất nhiều tinh dầu, hỗ trợ giảm đau, giải độc hiệu quả. Không chỉ thế, loại lá này còn giúp tăng tiết mồ hôi, giãn mạch ngoài da. Từ đó đào thải độc tố để hạ sốt nhanh.
Nước cam và các loại quả trái cây giàu vitamin C là thức ăn tốt, giúp bé tăng sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó với bé trên 6 tháng tuổi mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm như sau: Bưởi, quýt, nho, dưa hấu, thanh long,…
Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm kẽm từ thịt bò, hải sản, trứng gà, củ cải,…. Điều này cũng sẽ giúp tăng đề kháng, giảm thời gian bị bệnh và tăng phục hồi cho trẻ.
Xem thêm: Có nên uống kẽm và vitamin C cùng lúc?
Canxi có thể hỗ trợ làm giảm thời gian bị bệnh. Do đó với trẻ bị sốt mẹ nên tăng cường sử dụng thực phẩm chứa hoạt chất này. Hãy bổ sung canxi cho bé qua khẩu phần ăn bằng cách dùng cá, rau có màu xanh đậm, yến mạch,…
Như đã nói ở trên, sốt là phản ứng có lợi của cơ thể. Do đó bố mẹ không cần lo lắng, tránh lạm dụng thuốc, ảnh hưởng sức khỏe của con. Tuy nhiên với những trường hợp nặng, trẻ sốt cao trên 38,5 việc dùng thuốc là cần thiết để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh.
Tùy vào mỗi loại thuốc mà cách sử dụng cho trẻ sơ sinh sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:
Paracetamol là thuốc hạ sốt an toàn, hiệu quả cho trẻ sơ sinh được hầu hết bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. Thuốc thường có tác dụng sau 30 phút với hiệu quả kéo dài khoảng 4-6h. Với những trường hợp suy thận, khoảng cách giữa 2 liều dùng ít nhất nên là 8 giờ.
Thuốc được dùng dưới hai đường chính là uống và đặt hậu môn. Với đường uống mẹ nên sử dụng với liều 10-15mg/ kg. Liều dùng với đường đặt hậu môn là 10-20mg/ kg. liều. Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng Paracetamol quá 5 lần và không quá 75mg/ kg trong vòng 24h. Mẹ có thể tham khảo bảng liều dùng sau để dùng cho bé.
Tuổi trẻ | Liều dùng | Khoảng cách nhắc lại liều nếu cần | Chú ý |
1 – 3 tháng tuổi | 30-60 mg | 8 giờ | |
3 – 6 tháng tuổi | 30-60 mg | 4 – 6 giờ | Tối đa 4 liều/24 giờ |
6 tháng – 2 tuổi | 120 mg | 4 – 6 giờ | Tối đa 4 liều/24 giờ |
2 – 6 tuổi | 180 mg -240mg | 4 – 6 giờ | Tối đa 4 liều/24 giờ |
6 – 10 tuổi | 240 – 375 mg | 4 – 6 giờ | Tối đa 4 liều/24 giờ |
10 – 12 tuổi | 480 – 500 mg | 4 – 6 giờ | Tối đa 4 liều/24 giờ |
Tuổi trẻ | Liều dùng | Khoảng cách nhắc lại liều nếu cần | Chú ý |
1 – 3 tháng tuổi | 30-60 mg | 8 giờ | |
3 tháng – 1 tuổi | 60 – 125 mg | 6 giờ | Tối đa 4 liều/24 giờ |
1 – 5 tuổi | 125 – 250 mg | 6 giờ | Tối đa 4 liều/24 giờ |
5 – 12 tuổi | 250 – 500 mg | 6 giờ | Tối đa 4 liều/24 giờ |
Là thuốc có tác hạ sốt mạnh, kéo dài thời gian so với Paracetamol. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ nên phải tuân theo chỉ định và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ điều trị.
Ibuprofen được dùng cho trẻ với liều là 7-10mg/ kg. Thuốc chống chỉ định với trường hợp sau:
Dưới đây là bảng liều dùng phù hợp với bé.
Liều dùng siro Ibuprofen cho trẻ em:
Tuổi | Liều lượng | Số lần sử dụng |
3 đến 5 tháng tuổi | 2,5ml | Tối đa 3 lần trong 24 giờ |
6 đến 11 tháng tuổi | 2,5ml | Tối đa 3 – 4 lần trong 24 giờ |
1 đến 3 tuổi | 5ml | Tối đa 3 lần trong 24 giờ |
4 đến 6 tuổi | 7,5ml | Tối đa 3 lần trong 24 giờ |
7 đến 9 tuổi | 10ml | Tối đa 3 lần trong 24 giờ |
10 đến 11 tuổi | 15ml | Tối đa 3 lần trong 24 giờ |
12 đến 17 tuổi | 15ml đến 20ml | Tối đa 3 – 4 lần trong 24 giờ |
Liều dùng viên nén Ibuprofen cho trẻ em:
Tuổi | Liều lượng | Số lần |
7 đến 9 tuổi | 200mg | Tối đa 3 lần trong 24 giờ |
10 đến 11 tuổi | 200mg đến 300mg | Tối đa 3 lần trong 24 giờ |
12 đến 17 tuổi | 200mg đến 400mg | Tối đa 3 lần trong 24 giờ |
Ngoài liều dùng thì thời gian uống cũng là vấn đề mà các mẹ bỉm quan tâm. Vậy trẻ sơ sinh cách mấy tiếng uống hạ sốt một lần. Với Paracetamol thời gian giữa 2 lần uống là 4-6 tiếng. Với Ibuprofen mẹ nên cho bé dùng lại sau khoảng 6-8 giờ hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Mặc dù dùng thuốc có thể làm giảm khó chịu cho bé nhưng mẹ vẫn cần lưu ý những điều dưới đây.
Trẻ sốt quá cao có thể dẫn đến co giật. Tình trạng này thường gặp nhất là các bé từ 6-18 tháng tuổi. Cơn co giật xảy ra dưới 5 phút sau đó trẻ lại tỉnh táo. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý sốt cao co giật có thể dẫn đến các biến chứng như ngạt thở, thiếu oxy lên não, não tổn thương. Vì vậy khi trẻ sốt cao co giật, mẹ hãy làm những việc dưới đây.
Nếu trẻ sốt nhẹ mẹ có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên khi trẻ có các dấu hiệu dưới đây mẹ cần nhanh chóng đưa con tới viện kiểm tra.
Những sai lầm mà bố mẹ hay mắc có thể khiến bệnh của trẻ nặng hơn. Vì vậy ngoài việc bỏ túi các cách hạ sốt ở trên mẹ còn cần phải lưu ý những sai lầm này.
WHO không khuyến khích hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm lạnh. Biện pháp này có thể khiến lỗ chân lông co lại, thân nhiệt không thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, việc chườm đá còn có thể khiến bé bị bỏng lạnh và suy hô hấp. Vì vậy, thay vì chườm đá, mẹ nên chườm ấm cho con bằng cách dùng khăn nhúng nước 37-40 độ C. Vắt bớt rồi đắp vào nách, bẹn, trán để nhanh thoát nhiệt.
Sốt cao gây ra tình trạng rét run, tay chân lạnh ngắt. Vì vậy nhiều mẹ hay có thói quen đắp chăn, ủ ấm cho bé mà không biết rằng điều này cực kỳ nguy hiểm. Cảm giác rét run lúc này là do hiện tượng co mạch ngoại vi, còn nhiệt độ trong cơ thể vẫn lên 40-41 độ C.
Vì vậy, ủ ấm khi sốt sẽ khiến thân nhiệt không thoát ra ngoài. Thúc đẩy nhiệt độ tăng cao. Đến khi đỉnh điểm, trẻ sẽ co giật, tím tái.
Nhiều mẹ không có thói quen dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Thay vào đó, các mẹ thường áp tay lên trán của bé và cho con uống thuốc nếu bé nóng hơn bình thường. Điều này tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ vì những tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra.
Đây là tâm lý chung của nhiều ông bố bà mẹ. Vì muốn con hạ sốt nhanh mà kết hợp nhiều thuốc hạ sốt với nhau vừa uống, vừa đặt hậu môn,… Tuy nhiên, điều này lại là sai lầm tai hại. Việc cố gắng hạ thân nhiệt xuống nhanh có thể gây ra nguy hiểm cho bé.
Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Trường hợp đặc biệt phải có hướng dẫn từ phía bác sĩ.
Thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ sơ sinh là Paracetamol. Trong trường hợp nặng bác sĩ có thể chỉ định dùng Ibuprofen.
Miếng dạ hạ sốt chỉ có tác dụng hạ nhiệt trong khoảng thời gian nhất định. Vì vậy chỉ nên sử dụng khi trẻ sốt dưới 38 độ C.
Thời gian sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh có thể là 2-3 h hoặc 3-4 h tùy thuộc vào sản phẩm mẹ dùng. Vì vậy nhớ đọc hướng dẫn sử dụng in trên bao bì của nhà sản xuất.
Thông thường các loại thuốc sốt sẽ có tác dụng sau 30 phút và kéo dài đến 2h sau khi uống.
Một số loại lá có tác dụng hạ sốt cho trẻ như diếp cá, lá bỏng, ngải cứu, lô hội, tía tô,… Tuy nhiên mẹ chỉ nên dùng khi bé sốt nhẹ. Với trường hợp sốt cao nên cho uống thuốc hoặc gặp bác sĩ.
Sốt ở trẻ do nhiều nguyên nhân và không phải trẻ nào cũng giống trẻ nào. Vì vậy nếu đã áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh ở trên mà không có sự thuyên giảm bố mẹ nên đưa bé đến viện kiểm tra. Thông qua xét nghiệm bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn cách làm hiệu quả.